Boram, ngôi sao của kênh Boram Tube Vlog
Mối quan hệ giữa trẻ em và mạng xã hội thật khó nói. Một mặt, các nền tảng như Instagram, Facebook, YouTube khiến trẻ em thành mục tiêu của bắt nạt qua mạng, ấu dâm; một mặt, mạng xã hội lại trở thành một phần cuộc sống của nhiều trẻ em ngày nay, là nơi để thể hiện bản thân và kết nối bạn bè. Một khía cạnh khác không thể không nhắc tới, đó chính là kiếm tiền.
Chỉ riêng trên YouTube, hàng chục, hàng trăm em nhỏ trên khắp thế giới với sự hỗ trợ từ cha mẹ đã tự sản xuất video, điều hành các kênh, kiếm về hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu USD mỗi năm.
Dưới đây là 10 ngôi sao YouTube có thu nhập ước tính từ 400.000 USD đến 60 triệu USD mỗi năm. Đứa trẻ “già” nhất mới 11 tuổi. Tất cả số liệu đến từ Social Blade.
Lượng người theo dõi: 5,3 triệu
Tổng lượt xem: 1,5 tỷ
Thu nhập ước tính hàng năm: 409.000 USD tới 6,5 triệu USD
Kênh Maya và Mary với nhân vật chính là hai chị em Maya và Mary đến từ Los Angeles (Mỹ). Các video đồng ca hay chơi đùa thu hút hàng triệu lượt xem.
Tổng lượng người theo dõi: 31,2 triệu
Tổng lượt xem: 10 tỷ
Thu nhập ước tính hàng năm: 601.800 USD đến 9,6 triệu USD
Boram là bé gái 6 tuổi sống tại Hàn Quốc. Em là ngôi sao của hai kênh Boram Tube Vlog, nội dung về cuộc sống hàng ngày và Boram Tube ToysReview, chuyên đánh giá đồ chơi.
Lượng người theo dõi: 2,9 triệu
Tổng lượt xem: 3,9 tỷ
Thu nhập ước tính hàng năm: 635.100 USD đến 10,2 triệu USD
Beam là bé trai sống tại Thái Lan, thường chia sẻ các video chơi đùa vui nhộn trên kênh được tạo từ năm 2012.
Lượng người theo dõi: 13,1 triệu
Tổng lượt xem: 5 tỷ
Thu nhập ước tính hàng năm: 899.500 USD đến 14,4 triệu USD
Hai anh em Alex và Gaby sống tại Anh, cùng xuất hiện trong video về đồ chơi, thử thách, hoạt động trẻ em. Kênh được lập năm 2012.
Lượng người theo dõi: 3,7 triệu
Tổng lượt xem: 1,3 tỷ
" alt=""/>Điểm mặt những “đứa trẻ triệu đô” trên YouTube, già nhất mới 11 tuổiFacebook cho biết họ giữ quan điểm trung lập tại những khu vực tranh chấp lãnh thổ hoặc các vùng địa lý nhạy cảm khác.
"Chúng tôi hiểu rằng bản đồ biên giới và các vùng lãnh thổ khác có thể mang tính chất nhạy cảm hoặc gây tranh cãi, và luôn cố gắng hiểu rõ những điểm nhạy cảm này. Khi biết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị mô tả không chính xác trên những công cụ của mình, chúng tôi đã sửa các lỗi kỹ thuật gây ra việc đó", Facebook cho biết.
"Dù đã nhận sai, nhưng Facebook cần đưa ra lời xin lỗi"
Trước đó, ngày 1/7, thông tin Facebook sử dụng bản đồ gọi tên "Tam Sa" để chỉ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lan truyền và gây bức xúc trên mạng xã hội.
Ở mục chọn vị trí đối tượng chạy quảng cáo, khi người dùng nhập tên "Trung Quốc", Facebook khoanh vùng, hiển thị vị trí lãnh thổ của quốc gia này theo màu sắc. Lúc này, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được Facebook hiển thị cùng màu (xanh) với Trung Quốc.
Ngay lập tức, Facebook tại Việt Nam nhận cơn mưa chỉ trích từ cộng đồng người dùng, các group về marketing và cả những chuyên gia biển Đông. Nhiều người kêu gọi tẩy chay Facebook nếu mạng xã hội này không đưa ra lời giải thích, xin lỗi và sửa sai.
"Facebook cần phải có lời xin lỗi và đính chính lại ngay, nếu không tôi đề nghị cộng đồng mạng Việt Nam tẩy chay không sử dụng mạng này nữa, bản thân tôi sẽ là người đầu tiên xoá tài khoản tại Facebook", độc giả Nông Đức Minh bình luận.
Trước khi ra thông báo "nhận sai" vào sáng 3/7, Facebook đã sửa việc gộp Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc trên bản đồ quảng cáo trong đêm 2/7. "Họ âm thầm khắc phục, nhưng ít ra nên có lời xin lỗi. Không thể chấp nhận việc coi đó là lỗi kỹ thuật mà không đưa ra lời xin lỗi nghiêm túc", Phan Nhật Cao, thành viên một nhóm chuyên về marketing trên Facebook, nhận định.
Nguyễn Minh, một chuyên gia về truyền thông ở TP.HCM, cho rằng cách xử lý của Facebook trong trường hợp này là khá chậm, phản hồi lưng chừng. "Facebook đã sửa lỗi, nhưng nên đưa ra lời xin lỗi sẽ đẹp lòng hơn".
Lỗi kỹ thuật hay động cơ nào khác?
Nói với Zing.vn, Tiến sĩ Sarah Logan, Trường Luật Đại học New South Wales (Australia) cho rằng đó khó có thể xem là lỗi kỹ thuật. Facebook vẫn có thể bị nghi vấn do đang có những nỗ lực hợp tác với chính quyền Trung Quốc.
“Facebook có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc. Nếu họ có giấy phép cung cấp nội dung internet (ICP) tại Trung Quốc, họ sẽ chịu sự tác động của luật an ninh mạng Trung Quốc. Thông qua hệ thống chấm điểm xã hội tại Trung Quốc, luật này có thể được sử dụng để tạo áp lực lên các công ty nước ngoài, thiết kế những bản đồ phù hợp với lợi ích nước họ”, bà Sarah Logan đặt nghi vấn.
Nghi vấn của bà Logan là có cơ sở. Theo The Diplomat, đầu năm 2016, Trung Quốc đã thông qua Nghị định Quản lý Bản đồ cấm mọi sản phẩm và hoạt động kinh doanh bản đồ không phù hợp với các tuyên bố chủ quyền của nước này.
Trong khi đó, theo The New York Times, Facebook đang lên kế hoạch đặt văn phòng ở Thượng Hải. Bản thân CEO Mark Zuckerberg cũng từng nhiều lần đến Trung Quốc, gặp giới chức nước này, nhằm tìm kiếm cơ hội mở đường cho Facebook kinh doanh hợp pháp tại thị trường tỷ dân.
Ngay cả khi đang bị chính quyền Bắc Kinh cấm cửa, theo số liệu từ Pivotal, gần 10% doanh thu toàn cầu của Facebook, tương đương khoảng 5 tỷ USD, đến từ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa Trung Quốc là thị trường có doanh thu quảng cáo lớn thứ hai thế giới của Facebook, chỉ sau Mỹ. Đây được cho là nguyên nhân khiến Facebook đang rất nóng lòng tìm cách được "làm ăn" chính danh ở Trung Quốc.
Năm 2015, CEO Mark Zuckerberg từng một phen sóng gió với dư luận Ấn Độ khi đăng trên trang cá nhân hình ảnh báo cáo độ phủ sóng hệ thống Internet của Facebook. Tuy nhiên, phần bản đồ Ấn Độ được sử dụng lại thiếu tỉnh Jammu và vùng lãnh thổ nằm trong diện còn tranh chấp với Pakistan là Kashmir.
Ấn Độ cũng từng đe dọa cấm các lãnh đạo của tập đoàn Amazon được nhập cảnh vào nước này sau khi chi nhánh tại Canada của trang thương mại điện tử cho bán các bản đồ Ấn Độ thiếu nhiều lãnh thổ còn tranh chấp nhưng đang do Trung Quốc và Pakistan kiểm soát.
Theo Zing
" alt=""/>Facebook thừa nhận bản đồ sai lệch nhưng không xin lỗiSự ra đời của các plot twist
Plot twist là thuật ngữ dùng để chỉ những nút thắt bất ngờ tạo kịch tính mà chúng ta thường thấy trong những bộ phim hoặc tiểu thuyết.
Khi bắt đầu xem phim hoặc đọc một cuốn sách, thông thường bạn sẽ có một số cảm giác nhất định về những gì sẽ diễn ra trong đó. Bạn sẽ luôn đưa ra các dự đoán trong đầu.
Càng đoán, bạn sẽ càng thấy đúng, cho đến khi đạo diễn và biên kịch tặng cho bạn một cú tát dưới cái tên "plot twist".
Để đưa ra các plot twist này, các nhà sản xuất phim đã tận dụng thói quen đưa ra dự đoán của người xem, để rồi tạo nên một kịch bản lệch hẳn với suy nghĩ thông thường. Câu chuyện của họ nhờ thế cũng trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn gấp nhiều lần.
Sức hút của những plot twist không chỉ đến từ sự bất ngờ mà bởi nó còn đưa đến cho người xem những cách nhìn nhận, cách giải thích mới cho sự việc từ một góc độ hoàn toàn khác.
Khi đó, mọi chi tiết của câu chuyện đều mang một ý nghĩa khác hẳn với suy nghĩ của họ ban đầu, và đó là điều kích thích người xem nhiều hơn cả.
Vậy rốt cục các đạo diễn tạo ra những plot twist như thế nào?
Tất cả các nhà làm phim đều biết rằng khán giả của họ luôn có một sự mong đợi và dự đoán nhất định về câu chuyện mà họ sắp được thưởng thức. Nếu đó là một câu chuyện tình, họ mong đợi đôi uyên ương sẽ đến với nhau hạnh phúc. Nhưng giả sử là một cuộc điều tra, kẻ xấu sẽ bị bắt và phải bị trừng trị.
Khán giả sẽ đưa ra những dự đoán trên dựa theo những điều mà họ cảm thấy logic. Hiểu được điều này, những đạo diễn sẽ đặt mình vào bản thân của một khán giả, xem khán giả sẽ nghĩ thế nào, muốn câu chuyện diễn ra kiểu gì. Và rồi họ tạo ra điểm đặc biệt cho bộ phim của mình bằng việc phát triển các ý tưởng đi ngược lại với logic thông thường.
Và đó là điểm khởi đầu của những plot twist - một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công cho mỗi bộ phim.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là bí mật đằng sau những cú 'plot twist' đầy bất ngờ trong các bộ phim bom tấn